Làm gì để tự bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng?

Chào anh em,

Một tuần sóng gió lại qua đi và lại đưa cho ta thêm vài sự kiện nữa từ trên trời xuống dưới biển. Từ bầu cử giữa kỳ tại Mỹ cho tới anh cảnh sát giao thông Việt Nam kiêm luôn nghề diễn viên. Trong tất cả các sự kiện đó thì có lẽ sự kiện một đơn vị bán lẻ rất lớn ở Việt Nam được cho là đã bị các tin tặc tấn công làm lộ dữ diệu của khoảng 5,4 triệu khách hàng là một cái gì đó rất nguy hiểm và… cực kỳ nguy hiểm. Đơn vị bán lẻ đó là Thế giới di động (TGDĐ), một trong số vài nhà bán lẻ rất lớn ở Việt Nam.

Diễn đàn nơi nguồn thông tin TGDĐ bị hack mất thông tin thẻ của 5 triệu khách hàng. Thật sự rất đáng lo ngại với các thông tin như này. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta có thể tự bảo vệ được thông tin cá nhân của mình tránh được việc bị lợi dụng một cách có chủ ý?

Nếu bạn chưa quên thì đầu năm nay Facebook, mạng xã hội lớn nhất hành tinh dính vào vụ bê bối Cambridge Analytica, 87 triệu thông tin người dùng đã bị thu thập dữ liệu nhằm phục vụ cho các cuộc càn quét vào tâm lý của người dùng và nguy hại hơn nó còn dùng để phục vụ cho cuộc bầu cử của Mỹ. Thôi nói tới đây thôi, từ khóa đã đầy đủ rồi bạn nào thích đọc thì vui lòng Google tiếp nhé.

Tiếp theo trong bài này mình sẽ nêu ra quan điểm cá nhân về cách để tự bảo vệ bạn khỏi việc mất dữ liệu một cách không đáng có.

1/ Chúng ta mất dữ liệu cá nhân theo cách nào?
Có rất nhiều cách làm bạn mất dữ liệu công khai theo cách chủ động hoặc bị động và cách nào cũng đau đơn cả.

Bị động tức là bạn tham gia cách diễn dàn, các mạng xã hội,… đối tượng dùng các phần mềm để thu thập thông tin cá nhân của bạn và làm thành một hồ sơ về bạn. Tinh vi hơn các đối tượng có thể dụ bạn dùng các ứng dụng kiểu bói toán, kiếp trước bạn làm gì,… các ứng dụng này rất thịnh hành ở Facebook và bạn dùng nó, bạn vô tình cho chủ các ứng dụng này vô số thông tin tài khoản của bạn. Và nguy hiểm hơn chủ các ứng dụng có thể sử dụng bất hợp pháp tài khoản của bạn để làm các điều họ thích??? Nghe có vẻ vô lý đấy nhưng thực sự nó là như vậy.
Ngoài ra với việc sử dụng các ứng dụng Facebook, bạn vô tình để lộ các thông tin cá nhân, quan điểm cá nhân, sự quan tâm cá nhân tới các vấn đề khác nhau và các vấn đề đó có thể dùng để dắt mũi bạn như dắt một con bò vậy (xin lỗi vì mình nói hơi thật).
Vậy giải pháp ở đây là gì nhỉ => là hạn chế tối đa các thông tin công khai về bạn trên mạng. Là không sử dụng các ứng dụng Facebook vớ vẩn, và thế nào là vớ vẩn thì có lẽ theo mình tất cả các ứng dụng trên Facebook đều vớ vẩn cả mà thôi. Gọi là rác cho chuẩn đi. Đó đọc tới đây là bạn đã biết cách để bảo vệ kha khá thông tin cá nhân rồi đấy.

Chủ động tức là bạn chủ động dâng hiến thông tin cá nhân cho người ta thôi. Đơn giản như làm thẻ thành viên, tham gia khảo sát,… bla bla…. là bạn chủ động cống hiến thông tin đấy còn gì nữa. Và các thông tin bạn cung cấp được người ta sử dụng như nào bạn cũng đâu có biết đâu đúng không?
Vậy tôi thích nhận ưu đãi các kiểu thì phải làm sao => thì ném cho các đơn vị đó thông tin giả thôi có gì đâu hoặc đơn giản  bạn chỉ cần trả lời là “Mình không cần nhận ưu đãi gì cả như Dungz nè, nếu ưu đãi không cần để lại thông tin cá nhân thì nhận, còn không thì không cần“. Việc bị lộ thông tin cá nhân theo cách chủ động thì nó muôn hình vạn trạng và gần như 100% bạn sẽ không thể tránh khỏi được. Thôi cứ tự nhủ là bớt được chút nào hay chút đó đi nhỉ.

2/ Chúng ta bị ảnh hưởng thế nào khi mất dữ liệu cá nhân?
Gần như việc mất dữ liệu cá nhân sẽ gây ảnh hưởng tới bạn và cuộc sống của bạn dù bạn có thích hay không. Bạn sẽ nhận được các cuộc gọi mua nhà, mua bảo hiểm, mua này mua kia,… nhưng bạn không hề muốn.
Dù lần đầu bạn có từ chối rồi nhưng bạn cũng không thể thoát được các cuộc gọi thứ hai, thứ 3, rồi tới tận thứ N.
Cuộc gọi mời chào chưa hết, bạn sẽ nhận được thêm các tin nhắn, emails,….

Trên mạng xã hội thì bạn vô tình sẽ là các miếng mồi ngon của các quảng cáo chuộc lợi một cách có chủ ý. Khi bạn quan tâm tới chính trị sẽ có các quảng cáo về chính trị nhồi sọ bạn, và nếu bạn không tỉnh táo thì xin chúc mừng nhé, bạn đã bị dắt mũi. Tôi phải thừa nhận rằng quan điểm chính trị / nhận thức chính trị của mỗi người là rất khác nhau nhưng tôi chưa gặp cái quảng cáo về chính trị nào mà tốt đẹp cả.
Còn nếu không bị dính về chính trị thì bạn cũng sẽ là miếng mồi ngon để các quảng cáo liên quan quan tới các vấn đề khác như tiêu dùng / mua sắm / dịch vụ /… nói chung là chạy không thoát được.
Vậy làm thế nào để hạn chế => thật ra chả có cách nào để hạn chế nó chả. Đơn giản bạn dùng mạng xã hội đang là miễn phí thì bạn vô hình chung trở thành món hàng của họ. Miễn phí mà, nên phải chịu thôi ^^.

3/ Dữ liệu cá nhân của chúng ta được các đơn vị thu thập bảo vệ thế nào?
Tôi nói thật với các bạn là nếu ở nước ngoài thì việc bảo vệ các thông tin cá nhân của người dùng được nghiêm túc và rất cẩn thận. Còn ở Việt Nam ta thì… các đơn vị lớn đéo quan tâm đâu. Họ có thể bỏ ra hàng trăm tỷ để mua vài con xe hạng sang nhưng bỏ ra vài tỷ để sắm các thiết bị nhằm bảo vệ hệ thống của họ khỏi các vấn đề lộ thông tin thì… ít lắm.

Nếu ở nước ngoài bạn bị lộ thông tin, bạn có thể kiện ngược lại các công ty làm lộ.
Còn ở Việt Nam thì kiện không có được vì các quy định, các chế tài pháp luật đã làm gì có mà kiện. Kiện ai, ai kiện???

Sau vụ lộ thông tin của TGDĐ vừa rồi thì cung có một vài người bạn của mình cho biết đúng dữ liệu của mấy anh bạn đó có trong tệp tin được cho là của TGDĐ bị lộ. Vậy TGDĐ đã làm gì để trấn an người dùng / khách hàng của mình?
Câu trả lời là chả có gì cả, cứ chối đó đéo phải là thông tin của mình vậy thôi. Còn tin tặc lấy ở đâu thì tao đéo quan tâm lắm. Và chờ các cơ quan chức năng điều tra,…

Chờ được vạ thì má đã sưng đó là câu các Cụ vẫn nói, ngay từ bây giờ bạn nên tập cho mình cái cách tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng thông tin giả. Đơn giản như TGDĐ, bạn có thể cho họ thông tin giả đi. Đâu cần phải thật đâu, họ đâu dám từ chối phục vụ bạn bởi vì bạn sử dụng thông tin giả đâu phải không?

4/ Lời khuyên từ dungz
Viết ở trên kia nhiều từ quá rồi, giờ là lời khuyên từ mình để tự bảo vệ thông tin cá nhân của các bạn nhé, tất nhiên mọi lời khuyên chỉ là tham khảo mà thôi:

  1. Luôn sử dụng một tài khoản email rác để đăng ký các dịch vụ diễn dàn, mạng xã hội, mua sắm,….
  2. Luôn sử dụng tên giả, thông tin giả để đăng ký các dịch vụ ở mục 1.
  3. Không công khai quá nhiều thông tin về đời tư trên các mạng xã hội, diễn đàn,…
  4. Không công khai quan điểm chính trị / tôn giáo,… trên các mạng xã hội, diễn đàn,…. vì biết đâu một ngày nào đó chính các thông tin này sẽ làm hại bạn lúc nào bạn chẳng hay đâu.
  5. Khi truy cập internet ở các địa điểm công cộng luôn luôn sử dụng 4G hoặc truy cập qua VPN.
  6. Không cung cấp thông tin của người thân, bạn bè,… cho người lạ. Dungz đã làm điều này từ rất lâu rồi và bạn cũng nên làm điều này từ bây giờ. Chỉ cung cấp khi đã có sự xác nhận từ người thân hoặc bạn bè. Và lượng thông tin cũng chỉ dừng ở mức tối thiểu như số điện thoại, công việc.

Tới đây bài viết của mình chắc cũng hết rồi, mình muốn nhắn nhủ là chẳng có gì quý hơn (thông tin cá nhân) của chính mình cả. Hãy tự bảo vệ thông tin của mình, từ hôm nay bạn nhé.

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

2 Comments
Most Voted
Newest Oldest
Inline Feedbacks
View all comments
Quy
31/03/2019 4:48 AM

Đã thấy việc người ta dùng hồ sơ của người khác để đăng ký, verify trang mạng, lỡ mà có liên quan pháp lý thì k biết người bị lấy info có bị sao.

2
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x