Bất cứ ai, kể cả tôi rồi cũng có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng và mất niềm tin bởi những tin tức giả mạo (fake news) trong thời đại kỷ nguyên số.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay bất cứ ai, bất cứ người nào cũng sẽ bắt gặp rất nhiều các mẩu tin, bản tin giả mạo và sự xuất hiện / lộng hành của tin giả mạo hiện nay đang được lan truyền một cách rất sâu rộng nhờ mạng xã hội và mạng xã hội lan truyền các tin tức giả mạo lớn nhất hiện nay là Facebook khi chính nhà sáng lập Facebook là Mark Zuckerberg cũng từng thừa nhận rằng chỉ có hơn 99% thông tin trên facebook là sự thật. Số còn lại chỉ gần 1%, nếu nhìn vào các con số thì nó rất nhỏ nhưng với khoảng 2 tỷ người dùng facebook hiện nay thì con số 1% kia không hề nhỏ. Thêm nữa với tốc độ lan truyền của tin giả gấp rất nhiều lần so với tin thật thì chúng thường là những tin tức đánh trúng vào thị hiếu của người dùng mạng xã hội và có lẽ rằng đa số người dùng mạng xã hội có độ tuổi thanh thiếu niên. Lớp thanh thiếu niên thật có lẽ chưa thật sự được chuẩn bị tâm lý cũng như cái nhìn thấu đáo để biết đâu là tin giả và tin thật và rồi tin giả sẽ ngày càng lan nhanh hơn mà thôi.
Mình đưa ra một số thông tin để kiểm chứng cho sự phát triển của các mạng xã hội nhé, à thôi chắc chỉ lấy ví dụ về Youtube và Facebook thôi. Theo số liệu mới nhất mình đọc được thì năm 2017 Youtube có tổng số 1,3 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Mỗi phút có khoảng 300 giờ video được tải lên Youtube và mỗi ngày có gần 5 tỷ video được xem. Còn facebook thì sao, năm 2017 họ có khoảng 2 tỷ tài khoản người dùng trên thế giới, trung bình một ngày có 300 triệu bức ảnh được người dùng được tải lên facebook. Mình chỉ nêu tới Youtube và Facebook vì Youtube hiện tại đang là trang tổng hợp video lớn nhất thế giới (thượng vàng hạ cám) và Facebook cũng vậy.
Nếu trên Facebook hoặc Youtube có một tài khoản với lượng Fan rất lớn thì việc họ chia sẻ một video hay viết một vài dòng / mẩu tin sẽ có lượng đọc / xem / tương tác lớn hơn một bài viết của báo chí chính thống rất nhiều và việc người dùng chia sẻ một video hay một vài dòng / mẩu tin sẽ nhanh hơn rất nhiều so với một tờ báo chính thống.
Tôi và các bạn đều đang sống trong kỷ nguyên số và mạng xã hội hay báo chí truyền miệng đang lấn áp và dần dần đẩy báo chí truyền thống chết ngập vì lượng thông tin khổng lồ. Tôi và các bạn đều đang sống trong một cái chợ về thông tin chính vì vậy việc các tin tức giả tấn công trực tiếp làm lung lay niềm tin của chúng ta là điều hết sức bình thường. Vì sự phát triển quá nóng của kỷ nguyên số nên các thông tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng chúng cứ được đà phát tán nhanh như nấm mọc sau mưa vậy.
Đã không ít lần, các nhân vật nổi tiếng bị rơi vào tình trạng khủng hoảng chỉ vì các thông tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng và để tới khi các thông tin chính thống được đưa ra thì đã muộn vì… ai còn quan tâm nữa và cơn bão tin giả đã quá lớn nó dường như dập tắt mọi các nỗ lực của tin chính thống mất rồi.
Hiện nay, mạng xã hội đang phát triển không ngừng, nó khuyến khích người dùng sử dụng mỗi ngày để kết nối, để giải trí, để thỏa mãn cái tôi,… nhưng rồi những mục đích xấu của những người lợi dụng bắt đầu nhe nhóm tung các tin giả để nhằm gây hoang mang cho một nhóm, một cộng đồng nhằm mục đích bẩn thỉu nhất có thể. Mạng xã hội cũng gián tiếp làm cho người sử dụng thể hiện cái tôi hoặc cái anh hùng bàn phím. Tôi và các bạn đều chưa thể biết hết được bản chất của tin tức và tin tức hướng chúng ta đến đâu vì thế chúng ta sẽ rất bị dắt mũi vì… một bài báo thao túng nào đó.
Với mỗi chúng ta khi sử dụng mạng xã hội, chúng ta nên tự ý thức được những gì mình sẽ đem lên mạng xã hội. Với các tin tức trên mạng xã hội, hãy cứ chọn lọc các thông tin có nguồn đàng hoàng, có uy tín và đã được kiểm chứng. Chúng ta đừng gián tiếp góp phần chia sẻ những thông tin không rõ ràng, thất thiệt trên mạng xã hội gây hoang mang.
// Vụ gần đây về tin giả có lẽ là chuyện sửa một bài chia sẻ của một cầu thủ U23,… nếu bạn không tỉnh táo. Bạn sẽ là con bò bị người ta dắt mũi mà thôi. Hãy cứ tỉnh táo và giữ một cái đầu lạnh nhé 😉