Tôi đi làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm nằm cách Hà Nội khoảng 50km, làng cổ thuộc địa phận thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Làng cổ Đường Lâm là một trong số các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội, và điều đặc biệt làng cổ Đường Lâm là một ngôi làng đầu tiên được Nhà nước cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2006. Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật và văn hóa, ngoài việc là một làng cổ đậm nét của trung du Bắc Bộ thì Đường Lâm còn là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua”, nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền nên nơi đây còn gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học khiến du khách ai cũng một lần muốn ghé qua và chẳng quay lại nữa (*).

Hôm nay nhân dịp ngày nghỉ lễ làm tôi có dịp đi tới Đường Lâm, bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn đi tham quan Làng cổ cũng như chia sẻ các thông tin bổ ích về Đường Lâm và quan trọng hơn là chia sẻ trải nghiệm của tôi về vùng đất Đường Lâm này. Tôi sẽ viết một cách rất chi tiết, nên sẽ hơi bị nhiều chữ nhé :D. Mà khổ các bạn đọc thôi chứ mình gõ càng nhiều càng phê vì mình dùng Bàn phím cơ Filco mà :D.

(*): mình tự thêm vào sau khi trải nghiệm đi đường lâm của mình, bạn có thể bỏ qua phần này

Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu.
Đường Lâm là một xã thuộc Sơn Tây, Hà Nội và nằm bên bờ phía nam của sông Hồng. Đường Lâm còn nằm cạnh quốc lộ 32. Phía tây và Tây bắc Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (cam giá thượng). Phía Tây Nam giáp thị xã Xuân Sơn. Phía Nam giáp thị Xã Thanh Mỹ. Phía Đông Nam giáp phường Trung Hưng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và ranh giới chính là sông Hồng.

Chính vì vị trí thuận lợi như vậy nên việc di chuyển từ Hà Nội tới Đường Lâm có thể nói là ra

Đường Lâm là một xã thuộc Sơn Tây, Hà Nội, nằm bên bờ phía Nam sông Hồng, cạnh quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Phía Tây và Tây Bắc, Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (Cam Giá Thượng), huyện Ba Vì; phía Tây Nam giáp xã Xuân Sơn; phía Nam giáp xã Thanh mỹ; phía Đông Nam giáp phường Trung Hưng, phía Đông giáp phường Phú Thịnh của thị xã Sơn Tây; Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới chính là sông Hồng.

Chính vì vị trí thuận lợi như vậy nên di chuyển từ Hà Nội tới Làng cổ Đường Lâm có thể nói là rất dễ dàng.

Lịch sử của Đường Lâm
Đường Lâm tên gọi nôm na gọi là Kẻ Mía. Tục danh này bắt đầu từ cái tên Cam Giá (mía ngọt). Cam giá thời xưa được chia thành hai tổng là Cam giá thượng và Cam giá hạ trong đó Cam giá thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng,…(nay thuộc Ba Vì). Cam giá haj là xã Đường Lâm ngày nay. Vào đầu thế kỷ 19 Đường Lâm là nơi đặt sở lỵ của trấn Sơn Tây. Khu vực làng cổ hiện nay là địa giới vốn thuộc các làng Sàng Mông Phụ, Đông, Cam Thịnh, Đoài Giáo và Cam Lâm nằm cạnh nhau. Các làng này nối liền với nhau thành một khu vực nên có phong tục, tập quán và tín ngưỡng tương tự như nhau.

Đường Lâm là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố cái Đại Vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (Mẹ của Hai Bà Trưng), bà Chúa Mía (Vương phi của Chú Trịnh Tráng), Phan Kế Thoại (Phó thủ tướng Việt Nam trong 04 nhiệm kỳ),… và còn nhiều nữa mình kể sợ không hết quá :D.

Kiến trúc làng cổ Đường Lâm
Ngày nay, Đường Lâm vẫn cồn giữ được các nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng đồng bằng Bắc bộ với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, điểm canh, giếng nước, ruộng,…..

Cổng làng cổ nằm ở làng Mông Phụ quay về hướng Đông Nam là một ngôi nhà hai mái nằm ngay trên đường vafoo làng, bên cạnh là cây đa có tuổi đời hơn 300 năm, bến nước và ao sen tạo nên một cảnh đẹp về làng quê trung du bắc bộ mà ít có nơi nào còn gìn giữ được tới bây giờ.

Các ngôi nhà ở Đường Lâm được xây dựng từ rất lâu đời từ những năm 1649, 1703, 1850,… và đều được xâu dựng bằng loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài là: đá ong, tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, ngói, đất nện, trấu và mùn cưa,… và còn rất nhiều nữa.

Nhà ở cổ Đường Lâm được xây dựng với mô hình 5 gian hay 7 gian 2 dĩ, gắn liền với nhà là sân vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước,…..

Ngoài ra ở Đường Lâm còn cố một hệ thống các nhà thờ họ, miếu, quán đình, chùa, giếng cổ đã tạo thành một điểm nhấn thú vị cho vùng đất cổ Sơn Tây.

Di chuyển tới Đường Lâm
Với vị trí gần đường quốc lộ và cách Hà Nội khoảng 50km, nên có rất nhiều cách di chuyển tới Đường Lâm để bạn lựa chọn. Bạn có thể đi chơi nguyên ngày ở Đường Lâm hoặc chỉ đi nửa ngày như mình.

Nếu bạn đi xe bus
Các bạn có thể bắt xe tới bến xe Sơn Tây bằng các tuyến bus từ Mỹ Đình, Kim Mã và Hà Đông. Từ bến xe Sơn Tây các bạn đi xe ôm hoặc taxi đi vào Đường Lâm nhé :D.

Gần mà đi xe máy chứ
Đây là cách mình chọn, viện đi xe máy từ Hà Nội lên Đường Lâm rất dễ dàng và đơn giản. Có hai đường để các bạn có thể lựa chọn là:

  • Từ Hà Nội đi theo Đại Lộ Thăng Long đến Hòa Lạc thì bạn rẽ phải rồi bạn đi thếp tới ngã tư giao nhau với quốc lộ 32 bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn hoặc bạn có thể hỏi đường.
  • Từ Hà Nội bạn đi về phía Nhổn, bạn đi tiếp đường 32 tới thị xã Sơn Tây và sẽ có biển chỉ dẫn. Và nếu không chắc chắn thì bạn có thể hỏi người đi đường, ai cũng biết hết á.

Nếu bạn đọc tới đoạn này rồi thì tổng cộng bạn đã đọc: 1179 chữ rồi, tiếp theo mình sẽ viết về Xem gì – Thăm gì – Chơi gì và Ăn gì ở Đường Lâm nhé

Xem gì – Thăm gì ở Đường Lâm?

Tại Đường Lâm các bạn có thể đi bộ tham quan hoặc thuê xe đạp để tiện di chuyển và chụp hình vì mình thấy cũng nhiều góc đẹp lắm :D. Thuê thêm cái xe cổ cổ và mặc bộ quần áo lam gì chuẩn bài là cô gái ở quê luôn. Hiền cực.

1. Cổng làng Mông Phụ


Nét cổ nhất của Đường lâm có lẽ nằm ở kiến trúc cổng làng và đình Mông Phụ. Cổng làng hội tụ bao trăng thầm cũng như các thời văn hóa với kiến trúc vòm với lớp đá ong cổ. Vốn dĩ tại đây có tới 5 cổng làng, một cổng lớn và 4 cổng trấn tứ phương nhưng hiện tại theo năm tháng chiến tranh thì chỉ còn sót lại cổng làng Mông Phụ mà thôi. Cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ năm 1833, trên cổng còn tựa dòng chữ “thế hữu hưng ngơi đại” bạn có thể hiểu là “thời nào cũng có người tài giỏi tại nơi đây”.

2. Đình làng Mông Phụ

Đình làng Mông Phụ đã có cách đây khoảng 380 năm và mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt – Mường, đình có sẵn sàn gỗ cách mặt đất mô phỏng kiểu kiến trúc của nhà sàn. Đây là có thể nói là một bông hoa về nghệ thuật kiến trúc, những nét tài hoa có một không hai ấy còn được lưu giữ trên các bức trạm khắc,

Theo tôi tìm hiểu thì có một truyền thuyết rằng: Đình Mông Phụ được đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai mắt.

Trước cửa đình là một khoảng sân rộng được sử dụng như là nơi biểu diễn nghệ thuật hay là họp làng. Sân đình được đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh, đây không giống với kiến trúc hiện đại cho lắm nhưng đây lại là một dụng ý của người xưa đó là khi mưa xuống, nước từ tứ phía sẽ ào ạt đổ vào sân đình (nước chảy chỗ trũng) ẩn ý cho khát vọng về một sự ấm no.

Không chỉ đơn giản như vậy, sân đình Mông Phụ còn giống một cái “ngã sáu” khổng lồ xòe ra như những cánh hoa. Nếu bạn nhìn từ trên cao xuống thì bạn sẽ thấy điều kỳ diệu về địa thế cũng như kiến trúc của Đình Mông Phụ khiến cho người làng có thể từ Đình đi tới bất cứ xóm nào nhưng mà lại không ai trực tiếp quay lưng lại với hướng của Đình Mông Phụ.



Các bạn trẻ chơi trò bịt mắt bắt dê tại sân Đình.

3. Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Nằm trong trung tâm của quần thể di tích Làng cổ, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh trở thành điểm tham quan, tìm hiểu của nhiều du khách trong và ngoài nước. Di tích được xây dựng từ đời Tự Đức để thờ Thám hoa Giang Văn Minh (1573-1637) người được vua Lê Thần Tông cử đi sứ sang Trung Quốc. Ông đã dũng cảm đối đáp để bảo vệ danh dự dân tộc trước sự xúc phạm của Vua nhà Minh. Nhà thờ được người trong họ xây bằng gạch từ thời Tự Đức (1847-1883), nhà thờ được xây theo kiểu chữ “nhị” mặt quay về hướng Nam.

Hiện tại trông coi và hương khói là hậu duệ của dòng họ Giang.

4. Các ngôi nhà cổ
Tại Đường Lâm có rất nhiều ngôi nhà cổ để bạn tham quan, tôi vào tham quan ngôi nhà cổ của Bác “Kiều Anh Ban”, sinh năm 1946, Bác là thế hệ thứ 10 của gia đình có ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1750 đến nay đã được 267 tuổi.

Theo như Bác Ban cho biết thì vào năm 2012 cùng với 11 ngôi nhà cổ khác đã được Nhà nước công nhận và cho trùng tu, sửa chữa lại theo cách bảo tồn đúng nguyên trạng kể cả về mặt cấu trúc, thẩm mỹ và diện tích của ngôi nhà.




Tại Đường Lâm bạn còn có thể thăm 11 ngôi nhà Cổ còn lại nhưng đại đa số đã chuyển thành điểm phục vụ ăn uống cho du khách tham quan.

5. Giếng cổ Đường Lâm

Giếng cổ xưa kia được người dân trong làng sử dụng cho mục đích sinh hoạt công cộng hàng ngay. Chất liệu chủ yếu bằng đá ong và vừa nhưng nay một số đã được tu sửa lại bằng xi măng và gạch và cũng có nhiều giếng không còn nước và chỉ là nơi chứa vỏ chai lọ của du khách vô tình để quên mà thôi.

6. Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương)
Phùng Hưng là thủ lĩnh nghĩa quân khởi nghĩa vào tháng 4 năm Tân Mùi (791) chống lại ách đô hộ khắc nghiệt của nhà Đường. Ông làm tổng chỉ huy chia quân ra làm 5 mũi do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bố Bá Cần chỉ huy bao vây và đánh Thành Tổng Bình (Hà Nội bây giờ). Tên đô hộ Cao Chính Bình cùng 4 vạn quân đã chống cự rất ác liệt nhưng sau 7 ngày đã bị thất bại nặng nề, quân địch bị tổn thất, Cao Chính Bình vì lo sợ mà sinh bệnh rồi qua đời. Sau khi chiếm được thành, Phùng Hưng tổ chức lại việc cai trị và xây dựng quyền tự chủ. Ông coi chính sự được 7 năm rồi mất.

Đền thờ Phùng Hung được lập ở nhiều nơi trong đó ở Đường Lâm là đền thờ quy mô lớn nhất và tới nay cũng chưa rõ thời điểm xây dựng. Tuy nhiên việc đền thờ có hình dáng như ngày ngay là vào đời vua Thành Thái đã có một đợt trùng tu rất lớn vào năm 1889 vì vậy đền thơ có kiến trúc đời Nguyễn vào những năm đầu thế kỷ 20 gồm các hạng mục công trình như: Tả – Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung. Một số hoa văn, linh vật được trang trí trong đền như: bờ nóc, đầu xà, điểm nối giữa các bộ vì, kèo, cột. Tượng Phùng Hưng được đặt trong Hậu Cung, xung quanh đền có vườn tược với chủ yếu là cây nhãn.

Trong Đền thờ còn tấm bnia Phùng tự bi ký được tạc vào năm Hồng Đức thứ 4 (1473), chép lại rất đầy đủ thông tin liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Phùng Hung.

Ngoài ra tại khu vực thôn Cam Lâm vẫn còn địa danh đồi Hổ Gầm, thôn Đoài Giáp có gò Bố Về – nơi gắn liền với thân thế, suwjj nghiệp của Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng). Ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm nhân dân Đường Lâm và con cháu họ Phùng và du khách thập phương lại tụ hội về để tỏ lòng thành kính với Ông.

7. Đền thờ và Lăng Ngô Quyền
Lăng Ngô Quyền cách đền của Phùng HƯng khoảng 500m về phía bên tay trái. Lăng rộng rãi, trước mặt Lăng là những cánh đồng lủa trải dài với không khí mát mẻ trong lành.

Đền và Lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía Đông. Đền thờ được xây ở phía trên cách Lăng mộ của Ông khoảng 100m. Phía trước Lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa hai sườn đồi, một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra từ sông Tích, bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm tương truyền xưa thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ taij đây. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của Đường Lâm ngày xưa.

Đến thờ Ngô Quyền được xây dựng từ rất lâu đời và đã trải qua nhiều lần trùng tu, lần trùng tu gần đây nhất là vào đời vua Tự Đức (1848-1883). Đền có quy mô cũng không được to gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung. Đền được xây bằng gạch, lợp gói mũi hài có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là một ngôi nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán “Tiền vương bất vong – Vua Ngô Quyền sống mãi”. Hiện nay Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bầy về trận chiến trên sông Bạch Đằng cũng như thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí họa tiết rồng, hoa lá… gian giữa đặt tượng thờ Ngô Quyền.

Lăng mộ Vua được xây vào năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che cao khoảng 1.5m. Giữa lăng là ngai, trong đó có bia đá ghi bốn chữ Hán “Tiền Ngô Vương Lăng – Lăng mộ Vua Ngô QUyền). Đặc biệt trong quần thể đền và lăng Ngô Quyển có 18 cây duối cổ tương truyền rằng đây là nơi Vua buộc voi – ngựa.

Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ của Vua) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của Ông – vị Vua đã mở nước xưng vương kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

Tiếp theo là Ăn gì nhé.
1.Gà mía
Đây là một sản vật quý thể hiện cho sự ăn nên làm ra và biểu trưng cho sự sung túc đủ đầy trong mỗi gia đình nên trước đây là một món “tiến Vua”. Gà mía có đặc điểm chân nhỏ, lông vàng, khi luộc chín tới thịt có màu trắng, mỡ vàng, da rất giòn nên khi đến với Đường Lâm, các bạn sẽ được thưởng thức ngay thôi.

2.Tương Chấm
Tương thì có rất nhiều loại và mỗi loại có một vị riêng đấy nhé.

Tới với Đường Lâm món ăn không thể thiếu là rau muống chấm tương hoặc cà dầm tương hoặc có nhiều thời gian và thích thưởng thức ẩm thực thì bạn đừng ngại đề nghị chủ nhà chế biến bón thịt luộc dầm tương nhé.

3. Bánh tẻ
Nếu như trong nội đô Hà Nội bạn sẽ rất khó để tìm món ngon này thì tại Đường Lâm bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn dân giã và độc đáo này. Đừng quên thử nhé, rất ngon và nhớ lâu đấy.

4. Chè lam và kẹo dồi
Rất nhiều gia đình ở Đường Lâm vẫn còn giữ được nghề làm kẹo dồi và chè lam nên bạn hoàn toàn sẽ không bị bất ngờ nếu như vào tham già cổ mà bắt gặp cảnh người nhà đang nấu kẹo hay cắt chè lam mời khách thưởng thức cùng một chén trà xanh.

Chốt hạ đây
Đường Lâm là một điểm du lịch không quá xa Hà Nội, tới với Đường Lâm bạn sẽ có nhiều thời gian để trải nghiệm cũng như đi thăm các di tích khác tại Sơn Tây.


Không rõ là vô tình hay hữu ý nhưng… chẳng có một tấm biển “Cám hơn – hẹn gặp lại”. Và theo cảm nhận của cá nhân tôi thì cũng khó để quay trở lại lần hai vì cơ sở vật chất ở Đường Lâm vẫn chưa phục vụ được các nhu cầu tối thiểu.

Tôi đã phải đỏ mắt để đi kiếm một nhà vệ sinh, điều mà mọi khu du lịch đều phải có

Và tôi xin gọi Làng cổ Đường Lâm thành Làng cũ Đường Lâm thì nó sẽ hợp hơn rất nhiều. Làng cũ là một cái tên hay, không chỉ hay mà còn hợp với Đường Lâm hơn.

// Tới đây là: 3165 chữ. Cám ơn bạn đã đọc bài, tôi sẽ rất vui nếu như các bạn để lại lời nhắn hỏi han – tôi sẽ giải đáp.
// Bài viết có sử dụng một số tư liệu lịch sử trên mạng.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

2 Comments
Most Voted
Newest Oldest
Inline Feedbacks
View all comments
Yen
02/07/2018 12:29 PM

Cảm ơn bạn và bài viết chi tiết. Tôi mới đi Đường Lâm được mấy hôm. Tin vui là wc miễn phí ngay sau quán bên phải Ubnd trước cổng đình Mông Phụ (nên mua một cái gì nho nhỏ cho quán). Hoặc có dịch vụ wc 2000/lượt ngách đối diện ubnd. Dân rất hiền hậu và thân thiện. Tôi mong có thời gian đi lại chốn này (đã 4 lần rồi nhé)

2
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x