Trong các nhà thơ, Xuân Diệu vẫn được mệnh danh là “ông Hoàng thơ tình”. Có rất nhiều người dù ít đọc thơ hoặc ít nhiều chẳng có hứng thú gì với thơ cả nhưng vẫn bị “vồ vập” bởi những bài thơ mà Xuân Diệu viết.
Tôi vẫn nhớ những câu thơ như “Anh xin làm sóng biếc / Hôn mãi cát vàng em”, Xuân Diệu để lại trong lòng độc giả vì ông luôn sống hết mình trong tình yêu dù đó là đơn phương hay là bắt nguồn từ cả hai phía.
Hôm nay, tôi nổi hứng tôi sẽ viết về một bài thơ của Xuân Diệu có tựa đề là “Thơ duyên”, một bài thơ chẳng có hình ảnh đầu ấp tay gối nào cả.
***
Thơ duyên
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Em bước điểm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần.
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ diuk,
Anh với em như một cặp vần.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm,
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Xuân Dệu
Bài thơ “Thơ duyên” là câu chuyện tình cảm diễn ra trong mùa thu, Xuân Diệu viết cho riêng mùa thu của ông. Nó là mùa thu của riêng Xuân Diệu bởi vì khác với nhiều đa số mọi người, ông không hề coi mùa thu là mùa sầu / mùa nhớ / mùa biệt ly / mà ông coi mà thu là mùa Yêu “Thu không phải là mùa sầu. Ấy chính là mùa yêu,…”
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã họa trước mắt người đọc một khung cảnh háo hức, vui tươi của “chiều mộng”.
***
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
Hình tượng “chiều mộng” vừa là một từ chỉ thời gian, bạn cũng có thể xem là một từ chỉ không gian. Một buổi chiều ấy chẳng vấn vương chút gì trên tàn úa của thơ ca truyền thống mà như cánh cổng không gian đưa người ta tới với cõi mộng (thế giới của tình yêu, của nhân duyên). Khổ bốn câu đầu chứa đến ba cặp từ hình ảnh, sự vật sóng đôi:
- Chiều mộng – nhánh duyên
- Cây me – cặp chim chuyền
- Trời xanh ngọc – muôn lá
Ba cặp sóng đôi ở trên đều có một điểm chung đó là đều là những sự vật / hiện tượng xuất hiện trong tự nhiên. Trên thực tế chúng ta không thể xác định được khung cảnh thiên nhiên được Xuân Diệu viết trong bốn câu thơ đầu có thật hay không hay đó chỉ là khung cảnh đang diễn ra trong tâm tưởng của anh chàng si tình Xuân Diệu. Trên thực tế cũng chẳng có ai định nghĩa chính xác được thế nào là “chiều mộng”, “nhánh duyên”,….
Điểm đáng yêu nhất ở đây mà Xuân Diệu đã gửi gắm là cách mà anh ấy đã “hòa thơ”, cũng chẳng cần biết đâu là thực đâu là giả mà khán giả chỉ cần biết rằng sự ghép cặp ấy đã tạo nên cảm giác hòa hợp của tự nhiên đồng thời cũng đưa tới những cảm xúc háo hứa, vui vẻ, nhộn nhịp khi mùa thu tới “Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”. Dường như Xuân Diệu đã ví mùa thu như một sợi dây vô hình liên kết giữa vạn vật trên thế giới nhỏ này vào với nhau, tất cả cùng hòa chung vào khoảng thời gian bất tận mà Xuân Diệu gọi quãng thời gian đó là “Mùa Yêu”.
Nếu như ở khổ thơ đầu tiên thì hai từ “chiều mộng” nó có gì đó hơi mông lung thì sang khổ thơ thứ hai “chiều mộng” đã dần dần lộ nguyên thành một buổi chiều cụ thể, khi mà không chỉ vạn vật trong tự nhiên bộc lộ mối liên kết mà tình cảm đôi lứa cũng chớm bắt mối tương giao.
****
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều,
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Trong bốn câu thơ của khổ thơ thứ 2 Xuân Diệu đã miêu tả cụ thể hơn cái không gian chiều thu ấy với “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu”. Hình tượng “con đường nhỏ” dường như đã trở thành một địa điểm thân thuộc với những người yêu nhau và trên con đường ấy mọi rung động nhỏ nhất của cảm xúc cũng chẳng thể trốn được ai dù chỉ là thoảng qua.
Xuân Diệu là một trong các nhà thơ đa tài, ông viết bài “Thơ duyên” khi ông mười sáu tuổi, khi ấy ông là một cậu học sinh trung học. Khác với nhiều bài thơ tình khác thì tình cảm của nhân vật trong “Thơ duyên” được bộc lộ rõ ràng qua không gian và thời gian “con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu / Lả lả cành hoang nắng trở chiều”. Khi đọc hai câu thơ, người ta có cảm giác hình như vẫn chẳng có gì chắc chắn về mối tình đang chớm nở kia vì mọi thứ điều là đẹp nhưng chẳng có gì liên kết được những hình ảnh đẹp đó lại được với nhau cả.
- Con đường nhỏ
- Gió xiêu xiêu
- Lả lả cành hoang
- Nắng trở chiều
Và đã có một khoảng thời gian kể từ lúc ấy cho tới khi “Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn / Lần đầu rung động nỗi yêu thương”, thông thường chúng ta luôn bị rung động bởi những cử chỉ đáng yêu / giọng nói ấm áp / hay một nụ cười tỏa nắng,…. Thơ duyên khác biệt ở chỗ chẳng có một cử chỉ nào được nhắc đến cả, mọi thứ điều rất kiệm, chỉ có “lòng ta” và “ý bạn” một sợi dây liên kết vô hình đã âm thầm nối kết hai con người đang trên con đường nhỏ nhỏ – nắng trở chiều ấy. Sẽ chẳng còn gì đẹp hơn hay hạnh phúc hơn khi “lòng ta” thấu “ý bạn”? Sẽ không có một sự hiểu nhầm nào cả, chẳng có những đòi hỏi cũng chẳng có một sự thắc mắc nào mà chúng ta nên thốt lên rằng “cảm xúc đã rõ mồn một thế kia rồi cơ mà”. Những cử chỉ bên ngoài có thể đánh lừa chúng ta nhưng tình ý / tâm ý ẩn sâu bên trong mỗi người thì chẳng bao giờ dối được ai cả nhất là khi bạn đang đi cùng người bạn thích trên con đường đầy nắng.
Tiếp tục chúng ta tới với khổ thơ thứ ba, ở khổ thơ này Xuân Diệu đi sâu vào miêu tả hai nhân vật chính. Trái ngược với “lòng ta – ý bạn”, họ vẫn thể hiện ra ngoài như hai con người xa lạ.
****
Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần.
Vô tâm – nhưng giũa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.
Người đọc sẽ phải thốt lên rằng “trời ơi” hai câu thơ đầu đã thành công trong việc cắt đứt sợi dây vô hình kết nối hai nhân vật chính ở khổ thứ hai mất rồi. “Em” và “Anh” đứng đầu trong hai dòng thơ, tưởng như gần nhưng lại muôn vàn xa cách. hai con người đã hiểu thấu tâm ý của nhau, nhưng người thị ngại ngùng kẻ thì chaửng có gì là chắc chắn cả.
“Em” với tất cả niềm kiêu hành của một người con gái vẫn tỏ ra điểm nhiên như chẳng hề biết tới sự tồn tại của một kẻ si tình đang lẽo đẽo đi theo mình vậy.
“Anh” chỉ cần anh tiến thêm chỉ một bước nhỏ, bước nhỏ là anh có thể chạm được vào người mình thương nhưng sao anh lại cứ “lững đững chẳng theo gần”.
Giữa hai con người ấy không chỉ có khoảng cách kẻ trước người sau trên “con đường nhỏ” mà còn chất chứa cả tính ngoan cố, tình cứng đầu và một chút gì đó kiêu ngạo của tuổi trẻ. Tuy vậy nhân vật trong khổ thơ vẫn có niềm tin chắt chứa rằng “Anh với em như một cặp vần”, đây là một hình hảnh so sánh rất thú vị.
Tuy nhiên với sự xuất hiện của các hình ảnh như “cành hoang”, “nắng trở chiều”, “vô tâm” thì dường như cảm xúc có sự mâu thuẫn, vừa lạc quan vừa tin tin tưởng có thể cùng nhau ở trong một bài thơ, nhưng lại vừa bi quan lo lắng sợ rằng “Anh” và “Em” sẽ chỉ là hai thực thể cô độc vĩnh viễ bị chia cách bởi hai đầu dòng thơ.
Nếu như trong ba khổ thơ đầu Xuân Diệu đưa tới cho chúng ta vẻ không khí rất vui tươi rộng ràng thì tới hai khổ sau cảm xúc và không khí trong bài thơ lại diễn ra khác hẳn với ba khổ đầu. Có một sự chuyển biến rất rõ rệt từ không gian chiều mộng tràn ngập âm thanh., màu sắc, mộng lứa đôi đưa đến không gian của một buổi chiều lạnh lẽo đến ghê người.
****
Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Sau hai khổ thơ Xuân Diệu phác họa một bức tranh về mối tương giao giữa “Anh” và “Em”, khổ thứ tư Xuân Diệu đã quay lại miêu tả cảnh thiên nhiên chiều tà. Khác hoàn toàn với khổ thơ đầu, các đối tượng được nhắc tới trong khổ thư thứ tư này đều là trong trạng thái đơn chiếc, cũng thiếu đi sự giao hòa nhịp nhàng của các đối tượng trong khổ thứ nhất. Tất cả “mây biếc”, “con cò”, “chim giang thêm cánh”, “hoa”, “chiều”, “sương” dù có đặt cạnh nhau, dù có nhìn từ bên ngoài làm người ta tưởng như có một mối liên hệ nào đó nhưng thực chất lại chẳng hề có sự gắn kết nhẹ nào với nhau cả. Mọi thứ đều rơi vào trạng thái vô định, chẳng biết đi đâu về đâu trong buổi chiều tà ấy cả.
Mây “bay gấp gấp” nhưng chẳng biết sẽ về đâu,
“cánh cò phân vân” nên bay hay đậu,
Chú chum nhỏ bé cố giang thêm cánh mà vẫn lọt thỏm trong không gian rộng lớn, không gian thời gian được mở rộng nhưng chẳng còn giữ được sự ấm áp, tươi vui như trước nữa mà thay vào đó là cảm giác lạnh lẽo của hình tượng “hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”. Hoàng hôn đang tắt dần, buổi chiều thơ mộng với hình tượng “trời xanh ngọc” bị bóng tối xâm chiếm dần, bởi sương giăng hay là do mối lo lắng không thể giao cảm. Chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc được toàn bộ nỗi cô đơn bao trùm trong bốn câu thơ trên, liệu đâu là nỗi cô đơn do khung cảnh hay do suy nghĩ của nhân vật đang phủ lạnh cả trời chiều hôm ấy.
Không gian kia đang trùng xuống, cảm xúc cũng trùng xuống theo. Thơ duyên liệu có thật là một bài thơ ngây thơ, tràn ngập niềm vui và tình yêu như mọi người vẫn nghĩ. Xuyên suốt bài thơ là sự khát khao, thấu hiểu, muốn được khẳng định. Dù “lòng ta” có nghe “ý bạn” thì ở đâu đó sâu tận trong tầm hồn dương như nhân vật trữ tình của chúng ta vẫn còn đâu đó chút hoài nghi.
****
Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Nếu như trong ba khổ thơ đầu Xuân Diệu vẽ nên một bức tranh đẹp về “Anh” về “Em”, thì trong hai khổ thơ cuối Thơ duyên lại được đặt trong bức tranh tĩnh lặng vô cùng. Âm thanh tắt từ bao giờ, cũng chẳng cần lời hẹn ước tỏ bầy mà chỉ còn những hành động và lời tự thú từ tâm ý của nhân vật chính.
Cái hình ảnh “chiều hôm ngơ ngẩn”, hình ảnh mà chúng ta chẳng thể nào biết nhân vật nam chính đã gặp ở buổi chiều nào trong vô số các buổi chiều “anh” đi sau “em”, hay đó chỉ là buổi chiều mà “anh” nhận ra “anh” vẫn đang cô đơn. Xuân Diệu đã bỏ qua những sợ hãi, không chắc chắn, vô định, cũng như bỏ qua mối hoài nghi lo lắng nếu “em” không đồng ý thì cuối cùng cũng đến ngày “anh” thú nhận “lòng ta”.
Ở đây, chúng ta nhìn thấy có một sự phát triển rõ nét từ “lần đầu rung động thương yêu” cho đến “anh với em như một vặp vần” và sau cùng kết thúc ở “long anh thôi đã cưới lòng em”. Nếu bắt đầu, tình cám mới chớm nở bằng hình ảnh phải lòng giữa hai người sau đó chuyển qua giai đoạn ngại ngùng, hoài nghi rồi cũng đến lúc “cưới”. Mà cưới ở đây không phải Anh cưới Em mà lại là hình ảnh “lòng anh cưới lòng em”, đây là hình ảnh mà hai linh hồn sau bao nhiêu cách trở cũng tìm được nhau, hòa hợp về tâm hồn.
Xuân Diệu không lên tiếng giải thích nên chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được nội dung thực sự của Thơ duyên, nhưng trong bao bài thơ khác thì với tôi Thơ duyên là một bài thơ “buồn”.
Mùa thu trong Xuân Diệu không phải là mùa sầu não mà lại là mùa yêu. Trời bỗng muốn lạnh nên người ta cần nhau hơn.
Tặng Cậu!